Ẩm thực Đài Loan hấp dẫn du khách mọi miền
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
Đài Loan nổi tiếng với những món ăn đường phố ngon, rẻ. Mùi
thịt nướng thơm phức, các món ăn nhanh giòn tan khi đưa lên miệng hay những hũ
đậu thối ngon không đâu sánh bằng, lưu lại hương vị đậm đà của từng khu vực. Khám
phá những cung đường vàng
ẩm thực tại hòn đảo Đài Loan xinh xắn thông qua thông
tin sau nhé!
Xem thêm các điểm du lịch tại Đài Loan:
Đậu hũ thối
Cũng giống như tại Trung Quốc, đậu hũ thối được coi là đặc sản
bình dân nổi tiếng nhất tại Đài Loan. Món ăn này dễ thấy tại các chợ đêm hoặc
quán lề đường. Đối với du khách Việt Nam và quốc tế, khi chưa quen bạn sẽ cảm
thấy khó chịu, không thích mùi vị của món ăn này, nó cũng tương tự như mùi quả
sầu riêng, nhiều người thích thú nhiều người lại không thể cầm cự được 1 giây. Tuy
nhiên, hãy thử thưởng thức một lần để biết được hương vị Đài Loan như thế nào.
Nhiều người yêu thích và nghiện món này, người ta đánh giá độ ngon của nó dựa
vào mùi vị, càng nặng mùi chứng tỏ đậu càng ngon.
Bánh mỳ quan tài
Cái tên nghe có đôi chút rung rợn, tuy nhiên, món ăn này thực
sự thu hút hàng ngàn vị khách du lịch khi tới thăm Đài Loan. Hình thù của chiếc
bánh mỳ này giống như một chiếc quan tài nhưng hương vị ngất ngây của nó lại
khiến mọi người chú ý nhiều hơn. Cha đẻ của món mỳ này là một đầu bếp trẻ người
Đài Loan, anh sáng tác ra món mỳ này và đặt với cái tên đầy tang tóc. Khi còn
đang du học ẩm thực tại Phương Tây, anh sáng tác ra nó và một ngày kia, nhà khảo
cổ học thưởng thức và phát biểu rằng: “Trông nó giống như chiếc quan tài tôi
đang khai quật vậy”. Tuy nhiên, suy cho cùng, món mỳ này cũng có những ý nghĩa
nhất định, chữ quan tài (Guan Cai) rất giống với chữ thăng quan tiến chức
(Sheng Guan Fa Cai) nên anh đã sáng tạo ra món mỳ này và dùng để thưởng thức
vào buổi sáng sớm. Ngày nay, chiếc bánh mỳ còn được đặt thêm 1 lớp bánh dày
trông như nắp quan tài, sau đó bỏ vào bếp nướng giòn và rưới nước sốt hải sản,
ngô và nấm, giá bán là 60.000 đồng.
Xôi ống
Không được nấu chín từ nồi như Việt Nam, xôi Đài Loan được
cho vào một chiếc ống, nguyên liệu lấy từ gạo nếp dẻo, kèm theo đó là thịt lợn,
trứng hoặc nấm được tẩm ướp gia vị sau đó nhồi vào ống tre. Người ta bỏ toàn bộ
ống tre đó vào nồi hấp ở nhiệt độ cao, hương thơm ngạt ngào lan tỏa. Món xôi
này được bán tại miền núi Wulai bởi ống tre rất đặc biệt, chỉ vào mùa đông, tre
được thu hoạch trên núi mới đủ điều kiện bọc xôi.
Trứng chiên hàu
Nguyên liệu làm nên món ăn này là trứng gà và hàu biển – 2 nguyên
liệu đơn giản nhưng lại làm nên món ăn cực thơm ngon. Nhiều nơi, họ cho thêm bột
khoai tây để bánh có thêm độ dẻo và thơm. Tại hòn đảo Đài Loan, 2 loại nguyên
liệu này rất phong phú và giàu có, không bao giờ cạn kiệt. Món ăn này được gọi
là món ăn của tình yêu giúp phái mạnh thêm dồi dào sinh lực, được nhiều cặp đôi
mới cưới yêu thích.
Bánh gạo Mochi
Tại Nhật Bản nổi tiếng với món bánh gạo truyền thống, nhưng bánh
gạo Mochi tại Đài Loan cũng nổi tiếng không kém. Món này được làm từ bột gạo nếp
với nhân đậu đỏ, thêm một chút đậu phộng cho bánh thêm giòn. Ngày nay, người
dân Đài Loan còn phát triển thêm nhiều hương vị mới như mứt dâu, mứt trà xanh,
bơ lạc… Bạn cũng có thể ghé thăm bảo tàng Mochi để thưởng thức và chiêm ngưỡng các
loại hương vị bánh Mochi khác nhau.
Vịt Đài Loan
Vùng nông thôn Nghi Lan trước kia sở hữu số lượng vịt rất lớn,
thay vì làm các món vịt quay, luộc hay hấp, người dân tại đây đã đem vịt ướp muối
sau đó phơi khô và cất giữ. Người ta đặt tên món vịt này là “Vịt Thưởng”, người
dân sử dụng phương pháp ướp nướng đặc biệt, ướp cùng với tương và thay mía làm
củi để nướng. Sau đó vịt được đêm đi xông khói kỹ lưỡng, hết thời gian mùa đông
thì thịt cũng bắt đầu săn chắc, ngấm hết gia vị và khô lại.
Trà sữa trân châu
Có nguyên liệu từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột
sắn. Khi uống, bạn nên lắc đều, xuất hiện lớp bọt nước là hoàn thành xong công
đoạn. Trà có 2 loại tất cả, một là được làm từ hương vị hoa quả và thứ hai là
làm từ sữa. Đây là món trà sữa nổi tiếng và bắt nguồn từ chính đất nước Đài
Loan, chính vì vậy, khi đến đây, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội uống trà sữa trân
châu.
Mực nướng
Đào Loan nổi tiếng với những món hải sản thơm ngon, hấp dẫn
đến lạ. Món mực nướng có thể tìm thấy ở rất nhiều quốc gia Châu Á, tuy nhiên mực
nướng Đài Loan có hương vị độc đáo, không đâu sánh bằng, ăn 1 lần bạn sẽ muốn
ăn nữa. Mực được đem nướng không quá lớn, tươi rói, tẩm ướp gia vị và đem lên
than hồng nướng vừa chín tới đem ra ăn không bị dai như mực khô. Món ăn này cần
được ăn với tương ớt, nhâm nhi thêm ít rượu sẽ khiến người ăn cảm giác thích
thú vô cùng. Mực nướng dễ bắt gặp tại các chợ đêm hay bến cảng.
Popiah
Trong những năm người dân Triều Châu du nhập vào Đài Loan, họ
mang theo món ăn này và kể từ đó, món này trở thành đặc trưng. Nó được làm từ
tôm, thịt lợn băm nhuyễn, trứng, jicama, rau om, tỏi chiên đem xào chín và đặt
lên một lớp bánh tráng trắng đục. Trước khi xếp nhân, họ dùng tương ớt hoặc
tương đen rưới lên bang tráng sau đó mới bỏ nhân. Sau đó cuộn lại như cuộn giò
chả, khi ăn cắt thành từng khoanh, dùng đũa gắp ăn. Giá của món ăn này khá bình
dân, không quá đắt đỏ, bán tại các khu chợ đường phố hay cả trong các cửa hàng,
nhà hàng sang trọng.
Gua bao
Gua bao là sự kết hợp của món bánh bao Trung Quốc và món
bánh kẹp (hamburger) của Phương Tây. Nó có tạo hình rất hấp dẫn, gồm miếng thịt
kẹp giữa 2 miếng bột hấp màu trắng đục hấp dẫn, loại bột này rất mềm, mùi thơm
đặc biệt. Ngày nay, thực khách rất thích nhiều hương vị hơn, họ có thể ăn kèm với
thịt lợn ướp với gia vị đậm đà, thơm ngon và được hầm chín. Nhân bánh còn được
cho thêm rau mùi, đậu phộng xây nhuyễn, thêm mù tạt cho ai ăn được cay. Nhiều
quán Gua bao còn làm từ nhân gà chiên, cá, trứng và thịt bò hầm. Tuy nhiên,
phiên bản truyền thống làm từ nhân thịt lợn vẫn hội tụ những tinh hoa văn hóa,
truyền thống của người Đài. Món ăn này được bán tại các khu phố, chợ đêm hoặc
nhà hàng khách sạn.
Bánh tiêu
Bánh tiêu có nguồn gốc từ bàn tay những người dân lao động,
nó được chiên nóng với những màu sắc bóng bẩy, thơm dậy mùi vừng khắp tám
phương mười hướng. Món bánh này xốp mềm, giòn giòn hấp dẫn trong phần bột, vị
ngọt nhẹ nhàng hòa quyện với vị béo từ hạt vừng rắc đều trên bánh. Bánh này thưởng
thức được cả khi nóng lẫn nguội, khi nóng bánh sẽ giòn, nguộn bánh sẽ giai hơn,
mềm hơn. Thưởng thức bánh này với tương tương cà hoặc tương ớt. Món bánh này chỉ
được bày bán tại các quán nhỏ, ven đường chứ không phục vụ tại nhà hàng, khách
sạn. Giá loại bánh này tương đối rẻ, bạn không lo chuyện tiền nong khi ăn loại
bánh này.
Cong you bing
Món này có tên gọi là bánh mỳ kẹp hay pancake hành, có nguồn
gốc từ Trung Quốc nhưng những vị đầu bếp tại Đài Loan đã chế biến theo phong
cách riêng của họ. Nó có hình tròn dẹp và tròn, được làm từ bột pha với hành lá
tươi sắt nhuyễn và cán bằng tay. Loại bánh này bắt nguồn từ Trung Quốc có bột
làm nhuyễn hơn và mặn hơn một chút. Người bán cũng có thể nhồi thêm thịt băm
giúp cho món bánh mỳ thêm hấp dẫn. Mùi thơm của bánh vừa ra lò, thơm nức, được
bày bán tại các chợ đêm. Khi ăn nên chấm với nước tương (xì dầu) cho thêm ớt để hưởng trọn
vẹn vị thơm và đậm đà của bánh.
Thạch bông cỏ hay
Aiyu Jelly
Món ăn này bắt nguồn từ một câu chuyện về một thương nhân
buôn trà. Khi đi qua khu vực núi Đào Viên, ông dừng chân nghỉ ngơi sau đó phát
hiện ra dòng suối có nổi một miếng thạch màu trong veo. Ông nếm thử và cảm thấy
thanh mát đến lạ. Từ những quan sát, ông nhận thấy rằng, bên dòng suối có một
cây leo có trái màu tim tím trông khá ấn tượng, bèn hái nó rồi vò thử trong
dòng nước suối đang nhẹ chảy. Dòng nước chảy xiết nhưng vẫn còn dính lại ở tay,
ông cho rằng nó chính là nguyên liệu làm nên miếng thạch kia. Ông mang nó trở về
nhà, quả nhiên tạo thành thạch. Ông đã thêm mật ong và chanh giúp nó miếng thạch
thêm thanh mát, đậm đà hương vị. Nhiều người nếm thử và nghiền luôn món này của
ông. Ông đặt tên cho món ăn này là Aiyu trùng với tên con gái của ông. Thạch
bông cỏ hay Aiyu Jelly trở thành món ăn đặc sản, độc đáo, giải khát nhiều nhất
vào mùa hè. Ngày nay, nguyên liệu này được trồng ở nhiều nơi trên đất nước Đài
Loan chứ không phải độc vùng núi Đào Viên. Người ta bỏ bông cỏ vào túi vải, sau
đó vò nước, để 1 – 2h sẽ đông đặc lại thành thạch màu vàng trong. Khi ăn bạn đừng
quên cho thêm mật ong và chanh, vào mùa nóng có thể cho thêm đá bào.

Bánh Zukak Kway
Bánh Zukak Kway có nguyên liệu làm từ bột gạo nếp cùng đường
và thêm loại thảo mộc xay nhuyễn. 2 loại thảo mộc đó là rau khúc tẻ hoặc ngải cứu.
Chính loại thảo mộc này giúp cho bánh có sự pha quyện giữa màu xanh pha nâu nhạt
độc nhất vô nhị. Nhân bánh được làm từ thịt xay, củ cải khô, đậu hoặc tôm khô,
nấm shitake và hẹ tây chiên. Nó có hình vuông, bóng bẩy, đều đặn đến lạ. Món bánh
này được sử dụng nhiều trong dịp Thanh Minh có ý nghĩa như lời chúc trụng hay kỷ
niệm. Món bánh này được bán quanh năm nên bạn có thể mua bất kỳ lúc nào tại các
chợ.
Sanbeiji (Gà 3 cốc)
Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Hoa, tuy nhiên Sanbeiji mang
hương vị riêng của Đài Loan nên bạn sẽ thấy nó khác hoàn toàn với hương vị truyền
thống cũ. Sanbeiji có 3 nguyện liệu chính bao gồm: rượu gạo,nước tương và dầu
mè. Đầu tiên, xắt phần thịt gà thành từng miếng vừa ăn, sau đó nêm gia vị, lăn
thịt gà với bột bắp và chiên đến khi gà ngả màu vàng giòn. Tiếp theo, bỏ thịt
gà ra cho thêm dầu mè, tỏi, gừng, ớt sừng vào chảo sau đó xào xơ qua trong vòng
1 phút. Hỗn hợp ban đầu bao gồm rượu gạo, đường và nước tương được xào cùng với
thịt gà cho gia vị ngấm đều. Tiếp đến, bạn có thể dùng bột bắp hòa với một ít
nước dùng cho tan đều và chế từ từ vào chảo gà cho nước sốt xền xệt, nêm nếm
gia vị. Nước sốt cho lên bếp khô khoảng 80 – 90% để ngấm đều vào thịt gà. Món
ăn này ăn cùng với cơm, cháo. Một vài quán ăn đã chế biến từ nguyên liệu thịt lợn,
ếch vẫn giữ được hương vị đậm đà của nước sốt.
Xúc xích Đài Loan
Xúc xích thường xuyên được sử dụng trong các bữa ăn của người
dân địa phương. Nó có thể trang trí từ đơn giản đến cầu kỳ, tùy từng vị trí nó
xuất hiện. Xúc xích có thể thái tròn, tỉa hoa trang trí hoặc để nguyên cả miếng
to trên bàn nhậu. Nó có tỷ lệ nhất định về thịt vai và mỡ lợn. Thịt được ướp với
tương đen lên men, bọc lại thành các khúc đều cho ngấm gia vị. Món ăn này có thể
đem nướng, chiên hoặc hấp vừa chín tới bắt ra ăn sẽ có vị đậm đà. Khi ăn nên ăn
cùng với tỏi sống để dậy thêm hương vị của nó. Xúc xích thương hiệu Thăng Ký
thu hút lượng khách quan tâm nhiều nhất.
Suncake (Bánh mặt trời)
Món tráng miệng Suncake có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nó được
làm từ nguyên liệu chính là maltose (đường mạch nha đặc), tên gọi khác của
Suncake là bánh maltose. Bánh này có phần nhân ngọt, làm bằng mật ong hoặc rỉ
đường. Đúng với tên gọi bánh mặt trời, suncake thường có hình tròn với các kích
cỡ khác nhau, được dùng làm điểm tâm tráng miệng sau bữa ăn. Món ăn này được
dùng chung với trà Alisan. Vị ngọt của bánh hòa quyện với vị thanh mát của trà
khiến cho món bánh này càng hấp dẫn, thu hút được nhiều sự yêu thích của thực
khách.
Mì xào Yimian
Mì xào Yimian có hương vị rất ngon và dễ ăn thường ăn kèm với
nước súp. Loại mì làm nên món ăn này có hình dạng sợi to và dai, thịt heo, cật
heo, gan heo, cải xanh và cà rốt hoặc bông cải. Sợi mì ngâm trong nước mềm sau
đó cho vào chảo dầu nóng đảo đều cùng các nguyên liệu chuẩn bị sẵn. Nước sốt sền
sệt đậm đà màu nâu trông rất hấp dẫn.
Ba-wan (nhục viên)
Người sáng tạo ra món Ba-wan là Phạm Vạn Cư. Món ăn
này ra đời với mục đích cứu đói sau trận lụt nặng nề tại Đài Loan. Chính vì vậy,
đến ngày nay, món ăn đơn giản này vẫn được nhiều người yêu thích bởi lý do đó.
Nhục viên bình dị cả trong hình thức và nguyên liệu tạo thành. Nhân của nhục
viên chủ yếu là thịt lợn, măng và nấm hương. Nó được làm giống món bánh bột lọc
tại Việt Nam, có vị mềm, dẻo hơn, dính hơn. Vỏ bánh tương đối trong, có thể
nhìn thấy thịt bên trong. Món ăn này có thể làm chín bằng cách hấp hoặc chiên
giòn, ăn kèm với nước sốt có vị mặn và ngọt. Chính vì thế, món ăn này có
vị ngon hơn, đậm đà hơn.
Đậu phụ khô
Món ăn này có nguồn gốc từ trấn Đại Khê (huyện Đào Viên, Đài
Loan), nó được tách nước và trở thành một khối cứng. Nó được bày bán tại hầu hết
các chợ tại Đài Loan cùng với món truyền thống đậu phụ thối. Các món ăn tại Đài
Loan có nét tương đồng với Trung Quốc nhưng những nhà đầu bếp tại đây luôn biến
hóa, cải tiến để nó mang hương vị của xứ Đài. Cái tên không được hấp dẫn nhưng
lại chiếm được niềm tin yêu của hầu hết thực khách chỉ qua 1 lần nếm thử.
Cơm gà Hải Nam Đài
Loan
Cơm gà Hải Nam là món ăn được bày bán rộng khắp tại các chợ
đêm. Mùi vị thơm lừng hòa quyện với vị béo ngậy, đậm đà luôn khiến khách du lịch
xuýt xoa khi ăn. Nó được chế biến từ nguyên liệu thịt gà kèm theo gừng, tỏi,
chanh, rau thơm và gạo để nấu cơm. Nước gà sau khi luộc sẽ được dùng làm nước
nấu cơm từ gạo trộn với tỏi băm nguyên, nước gừng và một ít muối, bột ngọt
trong khoảng 5 phút. Sau đó xoày mỡ gà lên cho thêm dầu Ô liu rồi cho thêm tỏi,
gạo được xoày thấm với mỡ gà và nguyên liệu sau đó mới đổ nước luộc gà vào nấu.
Khi ăn cơm này, bạn cần chuẩn bị thêm tô nước chấm vừa ngon vừa không át đi mùi
vị gà thơm ngon. Sau khi đã hoàn thành các khâu, công đoạn cuối cùng là trang
trí sao cho bắt mắt nhất.
Như vậy, trên đây là những món ăn nổi tiếng tại Đài Loan,
khi đến tham quan, bạn không thể bỏ lỡ món ăn nào. Hãy chuẩn bị những khoản tiền
khổng lồ để có thể hưởng thụ hết những món ăn này nhé!
All comments [ 0 ]
Your comments