Khám phá khu chợ Nishiki - Kyoto
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Chợ Nishiki nằm ở phía bắc trung tâm thành phố
Kyoto, quận
Chuo, song song với đường Shijo, giáp với đường Teramachi ở phía tây. Khu chợ nổi
tiếng với nhiều đồ vật truyền thống phong phú, các loại thực phẩm cùng hàng hóa
được bày bán rất chuyên nghiệp, điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách đến với khu
chợ này.
Mời các bạn đón xem:
Nishiki đã có lịch sử hình thành hơn 400 năm. Trước kia, tại
đây có nguồn nước ngầm dự trữ để giữ cho những con cá luôn tươi sống, cung cấp
vào cung điện. Đến thời Edo, nơi đây đã phát triển hơn và trở thành chợ cá. Cái
tên
Nishiki bắt nguồn từ đó. Sau khi khu chợ Kyoto Chuo Oroshiuri ra đời năm
1927, nhiều cửa hàng cá tươi sống đã tập trung về đó và các mặt hàng như rau đặc
sản Kyoto, các loại trái cây, tsukemono (đồ ngâm, đồ muối), bánh kẹo… đã xuất
hiện tại đó.
Khám phá một vòng
quanh chợ Nishiki
Hiện tại, khu chợ này có đến 130 cửa hàng nằm san sát nhau
hai bên đường Nishiki Koji-dori – luôn tấp nập khách tham quan và người dân địa
phương. Nishiki có chiều dài khoảng 390m, được mệnh danh là nhà bếp của Kyoto. Nếu có nhu cầu mua sắm
các mặt hàng thực phẩm, hải sản tươi sống, nông sản, các vật dụng nhà bếp thì
hãy đến Nishiki, tại đây không thiếu bất cứ một dụng cụ nào. Hơn thế nữa, những
người bán hàng tại chợ cũng rất nhiệt tình, cởi mở, tư vấn khá nhiều khi khách
hàng phân vân chọn lựa. Một số cửa hàng có bày những món ăn thử, bạn có thể thoải
mái ăn thử và cảm nhận mà không cần lo lắng về người bán. Một số cửa hàng nổi bật
nhất tại khu chợ phải kể đến như:
Aritsugu: cửa hàng
này được bán từ năm 1560, chuyên các loại dao được làm bằng tay, một tác phẩm
nghệ thuật thủ công.
Dintora: cửa hàng
chuyên về các loại gia vị cần thiết trong các món ăn Nhật Bản như Shichimi,
yuzu khô, bột Sansho và yuzu kosho.
Mochiyaki Sembei:
cửa hàng cung cấp các món ăn nhanh, các loại bánh gạo. Bạn có thể ăn kèm các
món ăn đó với ớt rất cay hoặc thử các zarame bọc đường sẽ có hương vị rất khác.
Konnyamonja: cửa
hàng chuyên cung cấp các loại bánh rán, sữa đậu nành mềm nón kem là một món ăn
rất mát cho ngày hè. Nếu cần nghỉ ngơi, bạn có thể vào căn phòng nhỏ của quán
cũng rất tiện lợi.
Fuka: cửa hàng
cung cấp các món ăn chay cho những ai theo Phật giáo. Các món ăn chay như thịt xông
khói, pho mát và Basilico là món ăn hấp dẫn tại đây.
Takakuraya: cửa
hàng với mùi dưa chua đặc trưng. Ngay từ cách tạo hình đã rất khác biệt, các
shopfront được làm đầy với củ cải đỏ rực rỡ của Pháp, cà tím diminuitive Nhật Bản
và các đặc sản địa phương - tinh tế. Một món ăn mỏng gần như tờ giấy trắng được
làm bằng củ cải senmaizuke.
Chinami: chuyên
cung cấp kombu với chất lượng tuyệt vời để làm dashi ở nhà. Một đặc sản địa
phương là chirimenjako – cá mòi được luộc và sấy khô – khi ăn thường được rắc hạt
tiêu Sansho.
Kitao: một cửa
hàng cung cấp các món ăn vị ngọt của địa phương. Các vị ngọt truyền thống như wagashi
truyền thống hay warabi mochi (bột làm từ cây dương xỉ) và dango mochi (gạo nếp
được giã mịn và sau đó nặn thành viên tròn nhỏ, chia 3 viên vào 1 xiên).
Miki Keiran: cửa
hàng cung cấp món ăn yêu thích cho du khách nước ngoài. Món trứng omelette được
du khách chọn lựa nhiều nhất khi vào ăn. Trông món ăn này có hình dáng hơi giống
sushi maki làm bằng trứng với unagi ở giữa.
Nếu muốn khám phá ẩm thực tại Kyoto, bạn hãy một lần đến khu
chợ Nishiki để tìm hiểu hết các món ăn đặc trưng tại thành phố sẽ giúp bạn dễ cảm
nhận, dễ hiểu hơn.
Thời điểm đến tham
quan khi chợ Nishiki
Khu chợ hấp dẫn khách du lịch bởi không khí nhộn nhịp,
thoáng đãng. Bạn có thể tham quan Nishiki vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy
nhiên, nếu du lịch Kyoto, bạn không chỉ có một điểm đến là Nishiki mà còn rất
nhiều điểm khác nữa. Chính vì vậy, bạn có thể du lịch Kyoto vào mùa xuân (tháng
3 – 5), mùa thu (tháng 9 – 11), mùa hè (tháng 6 - 8), mùa đông (tháng 12 - 2).
Đây là những thời điểm trong năm diễn ra nhiều lễ hội, thời tiết tốt nhất.
Khu chợ này thường mở cửa từ 9:00-18:00, không có ngày đóng
cửa, miễn phí vé vào cửa. Có nhiều cửa hàng thường đóng cửa vào thứ 4 hoặc chủ
nhật.
Hướng dẫn di chuyển từ
Hà Nội tới Kyoto
Kyoto không có sân bay riêng cho nên khi đến thăm cố đô Nhật,
du khách bay sang Osaka và bắt tàu cao tốc sang Tokyo. Các hãng hàng không
Vietnam Airlines, Hong Kong Airlines, China Airlines, Cathay Pacific, Thai
Airways, Janpan Airlines cung cấp các chuyến bay tới sân bay quốc tế Osaka
Kansai với chặng dừng tại Đài Bắc hoặc Hồng Kong. Giá vé rơi vào khoảng từ: 440
$ - 500 $.
Phương tiện di chuyển tại chợ Nishiki
Tại khu vực này, phương tiện thuận lợi nhất để di chuyển là
tàu điện ngầm. Ga tàu điện ngầm gần chợ nhất phải kể đến ga Karasuma, đi bộ
chưa đầy 5 phút. Giá vé đi tàu điện ngầm từ ga Kyoto là 210. Xe buýt là phương
tiện tiện lợi thứ 2 tại thành phố, bạn có thể xuống xe tại Shijo-Karasuma,
Shijo-Takakura hoặc Shijo-Kawaramachi.
Thuê khách sạn gần chợ
Nishiki
Để thuận tiện cho di chuyển tới chợ Nishiki hoặc các điểm
tham quan tại Kyoto, bạn nên chọn lựa các điểm thuê khách sạn gần bến xe. Một số
điểm thuê khách sạn gợi ý cho bạn:
-
604-8174 Kyoto, Kyoto, Nakagyo-ku Ennogyojacho
375
-
604-8035 Kyoto, Kyoto, Nakagyo-ku Sakurano cho
406
-
604-8006 Kyoto, Kyoto, Nakagyo-ku
Shimomaruya-cho 410-3
-
604-8004 Kyoto, Kyoto, Nakagyo-ku Sanjo-dori Kawaramachi
Higashi-iru
-
604-8005 Kyoto, Kyoto, Nakagyo-ku Kawaramachi Sanjo-Agaru
-
604-8006 Kyoto, Kyoto, Nakagyo-ku Shimomaruya-cho 410-3
Và
ngoài ra còn rất nhiều điểm thuê nhà nghỉ gần chợ Nishiki, chỉ cách trong khoảng
1 km. Bạn cũng có thể thuê những nhà nghỉ bình dân, giá rẻ bằng cách đến thành
phố và hỏi thêm về người dân tại đó.
Chuẩn bị tiền tệ khi đến
thăm Nhật Bản
Tại
Nhật, đồng tiền sử dụng chính là đồng Yên Nhật, ký hiệu là ¥. Tiền Yên có 2 loại tiền xu và tiền giấy:
tiền xu là thường là những đồng tiền có mệnh giá nhỏ như: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên,
100 Yên, 500 Yên; còn tiền giấy có 4 mệnh giá lớn đó là: 1.000 Yên, 2.000 Yên,
5.000 Yên và 10.000 Yên. Để khám phá thêm ý nghĩa và những biểu tượng của đồng
yên Nhật bạn có thể đến Bảo tàng tiền tệ, sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, văn
phòng Osaka Mint Bureau.
Khi
đổi tiền việt sang tiền yên, bạn cần mang theo một số giấy tờ chứng minh chuyến
đi sang Nhật Bản của mình như: Vé máy bay, hợp đồng du lịch với công ty du lịch…
Còn tại Nhật, bạn chỉ cần cầm mang theo hộ chiếu là có đổi được. Bạn có thể đổi
tiền yên Nhật tại các ngân hàng nhà nước tại Hà Nội hoặc đến các ngân hàng, sân
bay tại thành phố Osaka, ngân hàng tại Kyoto để đổi tiền.
Lưu ý chung khi du lịch Nhật
Bản
Khi
đến thăm bất kỳ chỗ nào tại Nhật Bản, du khách nên lưu ý một số điều như sau:
1.
Thủ tục xuất nhập cảnh Nhật Bản
Khi
muốn xuất cảnh sang Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị hộ chiếu trong nước và xin Visa
sang Nhật Bản, nơi mà bạn muốn đến làm việc hoặc sinh hoạt. Thủ tục làm Visa, bạn
có thể tham khảo các thông tin dưới đây.
2.
Thủ tục xin Visa du lịch Nhật Bản
Bạn
cần có lịch trình đi ngày nào, khách sạn và thời gian. Các giấy tờ chứng minh
thu nhập, bạn ra ngân hàng làm giấy xác nhận tiền dư ngân hàng bằng tiếng anh,
chỉ có những ngân hàng Sacombank, HSBC, ANZ có sẵn bằng tiếng anh, bạn có thể
photo là được. Với tài khoản bằng tiếng Vật, ngoài việc xác nhận ngân hàng nên
photo thêm lịch sử gứi tiền và dịch qua tiếng anh.
Đối
với việc xin Visa ngắn hạn như đi thăm người thân, họ hàng từ 3 đời trở lại, bạn
cần chuẩn bị:
(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ
hàng gồm: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Bản sao hộ khẩu
(5) Tài liệu chứng minh khả năng
chi trả kinh phí cho chuyến đi bao gồm: Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có
thẩm quyền cấp, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
(6) Giấy lý do mời
(7) Bản sao hộ tịch (Trường hợp người
mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)
Visa
ngắn hạn đi thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch bao gồm các giất tờ từ (1) đến
(3) kèm theo:
-
Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè bao gồm có: Ảnh chụp
chung, Thư từ, email, Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế
-
Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi gồm
có: giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy chứng nhận số
dư tiền gửi ngân hàng
Đối
với trường hợp làm Visa ngắn hạn phục vụ các mục đích thương mại ngắn hạn như
tham dự hội nghị, thương mại, … bạn cần chuẩn bị giấy tờ từ (1) đến (3) kèm
theo:
-
Giấy chứng nhận đang làm việc
-
Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi
bao gồm: Quyết định cử đi công tác của cơ quan cấp, giấy yêu cầu đi công tác,
văn bản tương đương,…
Khi
xin Visa theo trường hợp này, bạn cần xuất trình thêm: Giấy lý do mời, hợp đồng
giao dịch giữa hai bên, tư liệu hội nghị, tư liệu về hàng hóa giao dịch, lịch
trình ở Nhật.
Thủ
tục xin Visa dài hạn như phục vụ du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật,
Visa lao động hay ở quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi,
trước tiên bạn cần có giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản
lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Và cũng chuẩn bị những
giấy tờ như trên kèm theo tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản):
+
Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường
hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển
dụng...
+ Trường
hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
+ Trường
hợp vợ/chồng người Nhật: Bản sao hộ tịch sau khi đã nhập hộ khẩu hoặc giấy chứng
nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
+ Trường
hợp vợ/ chồng người vĩnh trú ở Nhật lâu dài: Giấy chứng nhận đã nộp đăng ký kết
hôn hoặc giấy khai sinh do chính phủ Việt Nam cấp
+ Trường
hợp người định cư ở Nhật: Giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính
phủ Việt Nam cấp
Sau
khi đã hoàn thành xong thủ tục, bạn có thể đến bất kỳ ngày nào trong tuần để đến
lấy Visa từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ của đại sứ quán. Đối với Visa hiệu lực
1 lần với chi phí 650.000 VNĐ, còn nhiều lần là 1,300.000 VNĐ.
Thông tin đại sứ quán, lãnh
sự quán của Việt Nam ở Nhật Bản
Trên
khắp đất nước Nhật Bản đều có đại sứ quán của người Việt Nam, tiêu biểu tại
thành phố:
- Tổng lãnh sự quán tại
Fukuoka
+ Địa chỉ:〒810-0801 福岡市博多区中洲5-3-8 アクア博多4階 (Aqua Hakata Building, 4 Floor, 5-3-8 Nakasu,
Hakata-ku, Fukuoka/810-0801)
+ Điện thoại:
+81-9-2263-7668; +81-9-2263-7669; +81-80-3375-9789
+
Fax:
+81-9-2263-7676
+ Giờ làm việc: từ thứ 2
đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)
Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến
12:00)
Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Đại sứ quán tại
Tokyo
+ Địa chỉ tại 〒151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11 (50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku,
Tokyo/151-0062)
+ Điện thoại: +81-3-3466-3313;
+81-3-3466-3314; +81-3-3466-3311
+
Fax:
+81-3-3466-3391; +81-3-3466-7652; +81-3-3466-3312
+ Giờ làm việc: từ thứ 2
đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)
Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến
12:00)
Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Đường dây nóng trực 24/24
giờ: +81-80-3590-9136
- SDT phục vụ du khách từ Việt
Nam đến với mục đích thực tập sinh, học sinh, sinh viên trực từ 9:00 đến 18:00
theo SDT +81-90-6187-6644
- SDT bảo hộ lưu học sinh,
sinh viên người Việt Nam đến sống và học tập tại Nhật Bản trực từ 9:00 đến
18:00 theo SDT +81-80-4006-0234
- Tổng lãnh sự quán
tại Osaka
+ Địa chỉ: 〒590-0952 大阪府堺市堺区市之町東4-2-15 (4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi,
Osaka/590-0952)
+ Điện thoại: +81-7-2221-6666
+
Fax: +81-7-2221-6667
+ Giờ làm việc: từ thứ 2
đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)
Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến
12:00)
Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Hành chính, chính trị, văn
hóa và giáo dục: +81-7-2221-6666 / Nhánh 2
- Công tác lãnh sự:
+81-7-2221-6666 / Nhánh 1
- Khuyến khích đầu tư:
+81-7-2221-6666 / Nhánh 3
- Thương mại: +81-6-6261-7462
- Lãnh sự quán Danh
Dự tại Kushiro
+ Địa chỉ:〒085-0847 北海道釧路市大町1-1-10 大町ビル4階 (Omachi Building, 4 Floor, 1-1-10 Omachi-cho,
Kushiro-shi, Hokkaido/085-0847)
+ Điện thoại: +81-1-5444-1040
- Lãnh sự quán tại
Nayoga
+ Địa chỉ:〒479-8701 愛知県常滑市セントレア1-1,第1セントレアビル6階 (Centrair Building 1, 6 Floor, 1-1 Centrair,
Tokoname-shi, Aichi/479-8701)
+ Điện thoại: +81-5-6938-7790
Lưu ý chung: Các Lãnh sự
quán danh dự tại Kushiro và Nagoya không xử lý các vấn đề liên quan
đến thủ tục visa như Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán.
All comments [ 0 ]
Your comments