Du lịch chùa Sensoji - Tokyo Nhật Bản - ngôi chùa cổ

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017
Nhật Bản - đất nước với hơn 90% dân số theo đạo Phật, xấp xỉ gần 100 triệu người. Đất nước mặt trời mọc là nơi xây dựng nên nhiều ngôi chùa cổ, hùng vĩ, trải nghiệm thú vị cho những tín đồ Phật tử. Ngôi chùa Sensoji cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Tokyo, Nhật Bản. Hãy theo chân HANOTOUR cùng đến thăm ngôi chùa này vào dịp lễ Tết đầu năm mới nhé!
Đón xem thêm:

Nằm ở Asakusa, Taito, Tokyo, xây dựng từ năm 645, Sensoji nổi tiếng là một ngôi chùa cổ và được xếp đầu tiên trong những ngôi chùa cổ, quan trọng ở Tokyo. Khi mới thành lập, chùa thuộc giáo phái Tendai, sau thế chiến thứ II, chùa không thuộc giáo phái nào. Cạnh chùa có đền Shinto, đền Asakusa được du khách ghé thăm nhiều trong các dịp đầu xuân năm mới.

Kiến trúc chùa Sensoji

Chùa Sensoji chủ yếu thờ Bồ tát quan âm. Ở lối đi chính giữa vào khuôn viên chùa, ngay dưới cổng Kaminari-mon, có treo một chiếc lồng đèn giấy lớn. Kaminari có nghĩa là sâm còn mon là cổng, vì vậy, Kaminari – mon có tên gọi là cổng sấm. Chiếc lồng đèn với 2 tone màu nổi bật là đen và đỏ, bên dưới còn được khắc tạc một hình rồng bằng gỗ sắc sảo.

Vượt qua cổng, đi thẳng, bạn sẽ bắt gặp một con đường khoảng 250m, có tên gọi là Nakamise dẫn tới cổng Hozo-mon và điện Kannon-do (Quan Âm Đường). Bạn có thể mua những món đồ lưu niệm, các loại bánh bao Manju hay những con búp bê xinh xắn, chiếc quạt đầy màu sắc Nhật Bản tại đây. Đặc biệt, các loại ô dù theo nhiều hình dáng khác nhau cùng với những chiếc lồng đèn, áo happi, băng trò chơi điện tử được bày bán với số lượng lớn, hấp dẫn sự chú ý của nhiều khách du lịch. Ngày nay còn có thêm tuyến phố mở rộng Nakamise cũng đang đưa vào phục vụ hoạt động mua bán, giải trí cho khách du lịch.

Đi hết dãy phố, một không gian trang nghiêm khác biệt với sự nhộn nhịp của phố Nakamise, ngôi chùa 5 tầng trầm mặc nằm phía bên trái và khu chính diện. Để vào đưuợc khu vực đó, du khách phải vượt qua cổng Hozomon mà từ đầu phố bạn cũng có thể nhìn thấy. Nó được xây dựng cùng với cổng sấm, tại cổng này cũng có một chiếc đèn lồng đỏ, đen treo trước cửa với tên Kobunacho có nghĩa là làng thuyền nhỏ. Dưới lồng đèn cũng có một hình rồng bằng gỗ được khắc vào đó. Bước vào cổng, quay lại phía sau, bạn sẽ thấy có một chiếc giày rơm được treo trên cổng. Chiếc giày đó có tên gọi là Waraji, chiếc giày truyền thống của người Nhật ngày xưa. Chiếc giày này có cân nặng khoảng 500kg, được làm từ 2500kg rơm do tỉnh Yamagata tặng cho chùa.

Khu chính diện là nơi tập trung nhiều khách du lịch nhất. Trước tòa chính diện có một chiếc lư hương to, bạn có thể thắp hương tại đây mà không cần mang hương vào trong chùa. Hai bên sân chính diện là khu vực xin xăm và bùa hộ thân. Mỗi quẻ xin xăm là 100 yên, thủ tục làm giống như xin quẻ thẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bốc phải xăm tốt, bạn có thể mang về lấy may nhưng vào xăm xấu, bạn có thể thắt nút nó, treo lên kệ gỗ gần đó để hóa giải vận xui. Thông thường, chỉ nên xin xăm một lần cho cả năm. Ở Nhật Bản, họ không có quy định về trang phục khi vào thăm chùa, cho nên bạn sẽ bắt gặp những vị khách ăn mặc mát mẻ, hấp dẫn là chuyện bình thường. Đối với khu vực bùa hộ thân, bạn có thể mua những lá bùa cầu bình an cho mình, người thân tại đó. Mỗi lá bùa có một ý nghĩa khác biệt, bùa cho học tập, cầu duyên, may mắn, lái xe, …

Để vào chính điện, bạn phải đi qua một khu vực rửa tay mới được vào cầu nguyện. Khu chính điện cũng được treo một chiếc lồng đèn lớn, có hình dáng và màu sắc như tại cổng sấm. Trên lồng đèn có ghi chữ Shinbashi - tên một thành phố thuộc quận Minato, Tokyo. Phía trước vào chính điện là tấm biển có nghĩa là Quan âm đường. Bước qua cửa chính, bạn sẽ nhìn thấy một bàn thờ bà quan âm rất đẹp, bày tỏ sự tôn kính của nhà chùa và Phật tử. Bên phải có đặt một chiếc tivi quay cảnh bàn thờ chính. Khách du lịch không được phép vào trong đó mà chỉ được cầu nguyện bên ngoài, nếu muốn vào, bạn cần chả phí cho nhà chùa.

Khu vực cầu nguyện có một chiếc thùng sắt. Trước khi cúng, bạn nên quăng một đồng tiền vào đó, để tạo tiếng kêu leng keng, việc cầu nguyện sẽ trọn vẹn hơn. Số tiền thu được từ thùng đó sẽ làm công quả cho chùa.

Khu vực chùa 5 tầng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử trong nước và quốc tế. Họ có thể đi hành hương hoặc xin lộc, đặc biệt vào dịp đầu năm mới. Khách du lịch có thể dạo quanh một vòng chùa và cho chim bồ câu ăn tại sân.

Thời điểm đẹp nhất tới thăm chùa Sensoji

Vào tháng 9 năm 2017, chùa tu sửa lại phần nhỏ, du khách vẫn có thể tham quan bình thường mà không bị ảnh hưởng. Thời điểm đẹp nhất đến thăm chùa là vào đầu năm mới, dịp xuân đến bởi nhiều hoạt động được diễn ra trong dịp này. Có các lễ thường được tổ chức vào cuối xuân (tháng 5) hoặc tháng 8. Bạn có thể đến tham quan đền vào thời điểm này để được hòa mình vào mùa lễ hội tại chùa Sensoji.

Khi đi du lịch tại Tokyo, bạn nên kết hợp với nhiều điểm du lịch khác nữa, chính vì thế, nếu du lịch vào mùa xuân, bạn sẽ được ngắm hoa anh đào nở, mùa đông sẽ được ngắm tuyết rơi, mùa thu sẽ được ngắm cảnh sắc thu tuyệt đẹp tại những công viên, thác nước hay con đường. Còn mùa hè là thời điểm phù hợp với tắm biển, tham quan các hòn đảo lớn nhỏ tại đây. Chính vì vậy, thời điểm nào cũng sẽ rất thích hợp để đi tham quan chùa Sensoji.

Hấp dẫn các món ăn tại chùa Sensoji

Tại con phố mua sắm Nakamise, bạn sẽ được ăn những món ăn truyền thống của Nhật Bản như các món mì làm bằng tay, sushi, … hay các loại bánh đặc biệt như: Senbei (bánh gạo), Agemanju (bánh đậu đỏ chiên), Ningyo Yaki (Bánh nướng nhân đậu đỏ),…. Mỗi loại bánh, mỗi hương vị mang dấu ấn riêng của Nhật Bản, bạn có thể mua về làm quà nhưng nên bảo quản thật kỹ.

Mua sắm quanh khu vực chùa Sensoji

Trong mỗi chuyến du lịch, mua sắm là hoạt động không thể thiếu. Du khách có thể mua sắm ngay trong chùa tại con đường Nakamise hoặc ra bên ngoài khu vực chùa. Tại đường Nakamise, các món ăn, đồ lưu niệm được bày bán rất nhiều. Bạn sẽ nhìn thấy những chiếc quạt màu sắn, bộ quần áo truyền thống của Nhật hay những đồ chơi búp bê, quần vợt bằng gỗ,… Con phố này là con đường mua sắm lịch sử của Tokyo từ rất lâu đời.

Từ chùa ra, bạn sẽ bắt gặp tháp Sky tree đẹp và nổi tiếng là khu mua sắm nhộn nhịp tại Tokyo. Bạn có thể ghé qua đó hoặc ra những tuyến đường dưới chân thấp phục vụ nhu cầu mua sắm cho khách du lịch.

Hướng dẫn di chuyển từ Hà Nội tới Tokyo

Tại sân bay quốc tế Nội Bài, bạn có thể tìm đến các hãng máy bay như: Vietnam Airlines, Jetstar, Japan Airlines, All Nippon Airways, American Airlines,…để bay thẳng đến sân bay Narita hoặc Haneda, 2 sân bay lớn nhất Tokyo mà không cần phải quá cảnh. Giá vé đi Tokyo dao động trong khoảng từ  150 $ – 6770 $ tùy từng hãng hàng không.

Các phương tiện di chuyển tại Tokyo

Tại Nhật Bản, phương tiện chủ yếu được người dân sử dụng là tàu điện ngầm. Gần khu vực chùa Sensoji, nhà ga Asakusa là điểm nhà ga gần nhất, phục vụ khách du lịch đi lại thuận tiện nhất. Tàu điện ngầm tuyến Ginza, Asakusa Subway Line và đường sắt Tobu phục vụ du lịch tới chùa. Phương tiện nữa cũng được sử dụng nhiều là xe buýt công cộng. Trên các tuyến phố lớn, một chiếc xe được chạy bằng sức người cũng rất lịch sự, các chàng trai phụ xe lịch sự mời mọc khách du lịch. Họ có bảng giá rõ ràng cho khách du lịch tham khảo và đến những điểm đến họ cần.

Hướng dẫn thuê phòng nghỉ tại Tokyo

Gần khu vực chùa Sensoji, có rất nhiều khách sạn phục vụ cho khách du lịch ăn ngủ, nghỉ tại đó. Một số địa điểm thích hợp nhất cho việc thuê khách sạn như:
-         111-0032 Tōkyō-to, Taitō-ku, 台東区浅草2丁目6−7
-         111-0032 Tōkyō-to, Taitō-ku, Asakusa, 2 Chome−6−11, 7 浅草平和ビル
-         111-0032 Tōkyō-to, Taitō-ku, Asakusa, 2 Chome−7, 浅草210
-         111-0032 Tōkyō-to, Taitō-ku, Asakusa, 2 Chome−4, 東京都台東区浅草2丁目4-2
-         30-10 Asakusa, 台東区 Taitō-ku, Tōkyō-to 111-0032, Nhật Bản
-         30-12 Asakusa, 東京都台東区 Tōkyō-to 111-0032, Nhật Bản
-         7-3 Hanakawado, Taitō-ku, Tōkyō-to 111-0033, Nhật Bản
Và nhiều điểm thuê khách sạn khác, bạn có thể tới đó tham khảo và đặt phòng.

Chuẩn bị tiền tệ khi đến thăm Nhật Bản

Tại Nhật, đồng tiền sử dụng chính là đồng Yên Nhật, ký hiệu là  ¥. Tiền Yên có 2 loại tiền xu và tiền giấy: tiền xu là thường là những đồng tiền có mệnh giá nhỏ như: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 100 Yên, 500 Yên; còn tiền giấy có 4 mệnh giá lớn đó là: 1.000 Yên, 2.000 Yên, 5.000 Yên và 10.000 Yên. Để khám phá thêm ý nghĩa và những biểu tượng của đồng yên Nhật bạn có thể đến Bảo tàng tiền tệ, sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, văn phòng Osaka Mint Bureau.
Khi đổi tiền việt sang tiền yên, bạn cần mang theo một số giấy tờ chứng minh chuyến đi sang Nhật Bản của mình như: Vé máy bay, hợp đồng du lịch với công ty du lịch… Còn tại Nhật, bạn chỉ cần cầm mang theo hộ chiếu là có đổi được. Bạn có thể đổi tiền yên Nhật tại các ngân hàng nhà nước tại Hà Nội hoặc đến các ngân hàng, sân bay tại thành phố Tokyo để đổi tiền.

Lưu ý chung khi du lịch Nhật Bản

Khi đến thăm bất kỳ chỗ nào tại Nhật Bản, du khách nên lưu ý một số điều như sau:
1.      Thủ tục xuất nhập cảnh Nhật Bản
Khi muốn xuất cảnh sang Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị hộ chiếu trong nước và xin Visa sang Nhật Bản, nơi mà bạn muốn đến làm việc hoặc sinh hoạt. Thủ tục làm Visa, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây.
2.      Thủ tục xin Visa du lịch Nhật Bản
Bạn cần có lịch trình đi ngày nào, khách sạn và thời gian. Các giấy tờ chứng minh thu nhập, bạn ra ngân hàng làm giấy xác nhận tiền dư ngân hàng bằng tiếng anh, chỉ có những ngân hàng Sacombank, HSBC, ANZ có sẵn bằng tiếng anh, bạn có thể photo là được. Với tài khoản bằng tiếng Vật, ngoài việc xác nhận ngân hàng nên photo thêm lịch sử gứi tiền và dịch qua tiếng anh.
Đối với việc xin Visa ngắn hạn như đi thăm người thân, họ hàng từ 3 đời trở lại, bạn cần chuẩn bị:
1.      Hộ chiếu
2.      Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
3.      01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
4.      Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng gồm: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Bản sao hộ khẩu
5.      Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi bao gồm: Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
6.      Giấy lý do mời
7.      Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)
 Visa ngắn hạn đi thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch bao gồm các giất tờ từ (1) đến (3) kèm theo:
-         Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè bao gồm có: Ảnh chụp chung, Thư từ, email, Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế
-         Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi gồm có: giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
Đối với trường hợp làm Visa ngắn hạn phục vụ các mục đích thương mại ngắn hạn như tham dự hội nghị, thương mại, … bạn cần chuẩn bị giấy tờ từ (1) đến (3) kèm theo:
-         Giấy chứng nhận đang làm việc
-         Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi bao gồm: Quyết định cử đi công tác của cơ quan cấp, giấy yêu cầu đi công tác, văn bản tương đương,…
Khi xin Visa theo trường hợp này, bạn cần xuất trình thêm: Giấy lý do mời, hợp đồng giao dịch giữa hai bên, tư liệu hội nghị, tư liệu về hàng hóa giao dịch, lịch trình ở Nhật. 
Thủ tục xin Visa dài hạn như phục vụ du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật, Visa lao động hay ở quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, trước tiên bạn cần có giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Và cũng chuẩn bị những giấy tờ như trên kèm theo tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản):
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng...
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
+ Trường hợp vợ/chồng người Nhật: Bản sao hộ tịch sau khi đã nhập hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
+ Trường hợp vợ/ chồng người vĩnh trú ở Nhật lâu dài: Giấy chứng nhận đã nộp đăng ký kết hôn hoặc giấy khai sinh do chính phủ Việt Nam cấp
+ Trường hợp người định cư ở Nhật: Giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục, bạn có thể đến bất kỳ ngày nào trong tuần để đến lấy Visa từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ của đại sứ quán. Đối với Visa hiệu lực 1 lần với chi phí 650.000 VNĐ, còn nhiều lần là 1,300.000 VNĐ.
Thông tin đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở Nhật Bản
Trên khắp đất nước Nhật Bản đều có đại sứ quán của người Việt Nam, tiêu biểu tại thành phố:
- Tổng lãnh sự quán tại Fukuoka
+ Địa chỉ:810-0801 福岡市博多区中洲5-3-8 アクア博多4 (Aqua Hakata Building, 4 Floor, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka/810-0801)
+ Điện thoại:   +81-9-2263-7668; +81-9-2263-7669; +81-80-3375-9789
+ Fax:              +81-9-2263-7676
+ Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)
       Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00)   
       Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Đại sứ quán tại Tokyo
+ Địa chỉ tại 151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11 (50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo/151-0062)
+ Điện thoại: +81-3-3466-3313; +81-3-3466-3314; +81-3-3466-3311
+ Fax:           +81-3-3466-3391; +81-3-3466-7652; +81-3-3466-3312
+ Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản) 
      Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00)   
      Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Đường dây nóng trực 24/24 giờ: +81-80-3590-9136
- SDT phục vụ du khách từ Việt Nam đến với mục đích thực tập sinh, học sinh, sinh viên trực từ 9:00 đến 18:00 theo SDT +81-90-6187-6644
- SDT bảo hộ lưu học sinh, sinh viên người Việt Nam đến sống và học tập tại Nhật Bản trực từ 9:00 đến 18:00 theo SDT +81-80-4006-0234
- Tổng lãnh sự quán tại Osaka
+ Địa chỉ: 590-0952 大阪府堺市堺区市之町東4-2-15 (4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka/590-0952)
+ Điện thoại: +81-7-2221-6666
+ Fax:          +81-7-2221-6667
+ Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản) 
       Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00)    
       Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Hành chính, chính trị, văn hóa và giáo dục: +81-7-2221-6666 / Nhánh 2
- Công tác lãnh sự: +81-7-2221-6666 / Nhánh 1
- Khuyến khích đầu tư: +81-7-2221-6666 / Nhánh 3
- Thương mại: +81-6-6261-7462
- Lãnh sự quán Danh Dự tại Kushiro
+ Địa chỉ:085-0847 北海道釧路市大町1-1-10 大町ビル4 (Omachi Building, 4 Floor, 1-1-10 Omachi-cho, Kushiro-shi, Hokkaido/085-0847)
+ Điện thoại: +81-1-5444-1040
- Lãnh sự quán tại Nayoga
+ Địa chỉ:479-8701 愛知県常滑市セントレア11,第1セントレアビル6 (Centrair Building 1, 6 Floor, 1-1 Centrair, Tokoname-shi, Aichi/479-8701)
+ Điện thoại: +81-5-6938-7790

Lưu ý chung: Các Lãnh sự quán danh dự tại Kushiro và Nagoya không xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục visa như Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán.
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments