Công viên Nara điểm đến lý tưởng vào mùa xuân

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017
Nhật Bản nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính, những công viên rộng lớn, các loài động vật hoang dã được nuôi và chăm sóc rất đặc biệt ngay tại công viên. Nara là một trong số những công viên cổ nhất tại Nhật Bản, là danh lam thắng cảnh không thể bỏ lỡ khi tới thăm thành phố Nara.
Xem thêm:

Dạo quanh một vòng công viên Nara

Là một công viên công cộng thành lập từ năm 1300, nó là một trong số những công viên lâu đời nhất tại Nhật Bản. Xung quanh khu vực này còn có các điểm tham quan chính của Nara như Todaiji, Kasuga Taisha, Kofukuji và Bảo tàng Quốc gia Nara. Công viên này phục vụ cho du khách tham quan du lịch và những người dân tại đây có thể tập thể dục, vui chơi.

Diện tích công viên rất lớn, vào khoảng 502 ha, mở rộng khoảng 4 km từ đông sang tây, và khoảng 2 km từ nam đến bắc. Công viên là nơi tập kết của khoảng 1200 con hươu, một biểu tượng thiêng liêng, kho báu lớn của thành phố. Hươu tại công viên mang ý nghĩa thiêng liêng, gắn liền với thần linh. Nó bắt nguồn từ truyền thuyết vị thần Takemikazuchi -no-mikoto, một trong bốn vị thần của Kasuga Shrine, ông cưỡi một chú hươu màu trắng đi khắp nơi thăm dân chúng. Kể từ đó, hươu được coi là biểu tượng thần linh được gìn giữ và trân trọng. Hươu tại công viên được nuôi thuần hóa, thân thiện, bất kỳ ai cũng có thể chơi đùa và cho chúng ăn. Tại khu vực, có loại bánh dành riêng cho hươu của hãng WNOW (hãng bánh hươu độc quyền), bạn có thể mua và cho chúng ăn. Sẽ cực kỳ thích thú nếu những chú hươu xin bạn từng miếng bánh. Vô tình đâu đó, bạn sẽ bắt gặp những chú hươu chạy nhảy trên những thảm cỏ, chơi đùa, hãy lưu lại khoảnh khắc ngộ nghĩnh ấy ngay nhé!

Từ thời Edo (1603-1868), hàng năm vào tháng 10, người dân tại đây tổ chức sự kiện "Cắt sừng” để hạn chế việc những chú hươu bước vào thời kỳ động dục gây nguy hiểm cho khách tham quan. Trong sự kiện này, các Seko (người đóng vai trò giữ không cho động vật hoang dã chạy thoát trong các buổi đi săn) xuất hiện trong trang phục cổ sẽ đè những chú hươu xuống và dùng cưa để cắt sừng chúng. Những chiếc sừng bị cắt xuống của hươu - tức sứ giả của các vị thần sẽ được dâng tế trước thần linh.
Ngoài màu xanh của những thảm cỏ, du khách còn được tham quan các ao duyên dáng, dòng suối trong mát khiến cho phong cảnh nơi đây càng thêm thơ mộng. Phía trong là các kiến trúc của chùa Todai-ji, Kasuga Taisha Shrine mang tầm vóc lịch sử. Những mái chùa lớn, lời khuyên của Phật được truyền đạo khắp nơi sẽ là chuyến hành trình rất thú vị tại Nara.

Thời điểm đẹp nhất đến thăm công viên Nara

Bạn có thể đến thăm công viên vào mùa xuân hoặc mùa thu, đây là hai mùa đẹp nhất trong năm thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nhất. Mùa xuân là lúc trăm hoa đua nở, thời tiết ấm áp, ít mưa, công viên đó nhận hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi ngày. Cuối xuân, tháng 3, tháng 4, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp đất nước Nhật Bản, công viên Nara cũng là điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất tại Nara. Hết xuân, sang hè rồi tới thu, đặc biệt vào tháng 11, 12, sắc thu phủ tràn ngập thành phố, đẹp và ấn tượng.

Thưởng thức ẩm thực Nara

Nổi tiếng là một thành phố cổ với nhiểu điểm du lịch, khi đến tham quan tại Nara, bạn có thể chìm đắm trong hương vị ẩm thực truyền thống và điển hình là món mì Ramen. Loại mì này có hương vị bò đặc trưng, thơm, mềm và dai. Món ăn thứ hai là món địa phương có tên gọi Kamameshi, gạo được nấu chín cùng với thịt và cá loại rau trong một khay hộp bằng sắt. Giá món ăn này dao động trong khoảng từ 1000 - 2000 Yên. Món ăn thứ 3 phải kể đến là món chế biến từ lươn nước ngọt - Ungai Edogawa. Lươn được chế biến theo các hình thức như nướng, lẩu, lươn dưa chuột,… và giá thường vào khoảng từ 25 – 40 $. Sushi cũng là một món ăn có hương vị đặc biệt tại thành phố. Và còn rất nhiều món ăn độc đáo khác, chỉ khi đến thăm Nara bạn mới có thể thưởng thức hết hương vị ẩm thực tại cố đô Nhật Bản.

Mua sắm khi tới thăm Nara

Tại khu vực thành phố Nara, du khách có thể ghé thăm AEON Mall Nara Tomigaoka cách công viên khoảng 12km, trung tâm lớn với nhiều hãng thời trang nổi tiếng, những nhà hàng sang trọng, một không gian đáng nhớ nhất khi tới Nara. Con phố mua sắm Higashimuki Shopping Arcade cách công viên khoảng 1,4 km, du khách có thể bắt taxi hoặc đi bộ qua đó cũng rất thuận tiện. Mochiidono nằm gần khu vực AEON Mall, cách công viên khoảng 10km, bạn có thể di chuyển bằng xe buýt để thuận tiện di chuyển.

Di chuyển từ Hà Nội tới Nara

Giá vé đi Nara khá đắt, thường nằm trong khoảng từ 400 – 500 $ và có thể cao hơn tùy theo từng hãng máy bay và giờ khởi hành. Để giảm thiểu chi phí đi máy bay, bạn cần lên kế hoạch từ trước để săn vé máy bay giá rẻ của các hãng hàng không như: Vietnam Airline, Japan Airline, All Nippon Airway… Những hãng máy bay này thường khởi hành hàng tuần và có những chính sách ưu đãi cho nên bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở các trang mạng chính thống của hãng.

Hướng dẫn di chuyển tới công viên Nara

Tại Nara, bạn có thể di chuyển tới công viên bằng xe buýt, bởi xung quanh công viên có rất nhiều điểm dừng. Từ ga Nara của Kintetsu, bạn chỉ mất 5 phút đi bộ, còn nếu ở ga JR Nara bạn sẽ di chuyển mất khoảng 20 phút. Công viên mở cửa quanh năm và miễn phí vé vào.

Đặt phòng gần công viên Nara

Gần công viên có rất nhiều nhà nghỉ, phòng khách sạn với những mức giá khác nhau tùy thuộc vào chất lượng họ cung cấp. Một số địa điểm bạn có thể đặt phòng như:
-         158-5 Kasuganocho, cách công viên 404m, giá phòng từ :1,245,000 VND
-         1 Kitahanda Higashimachi, cách 852m, giá phòng từ 3,716,000 VND
-         1 Kitahanda Higashicho, cách 853m, giá từ 3,410,000 VND
-         778-1 Takabatake-cho, cách công viên 978m, giá từ 1,709,000 VND
-         250 Takabatakecho, cách công viên 998m, giá từ 2,104,000 VND
Và ngoài ra còn nhiều phòng khác cách công viên tương đối gần, thuận tiện di chuyển.

Chuẩn bị tiền tệ khi đến thăm Nhật Bản

Tại Nhật, đồng tiền sử dụng chính là đồng Yên Nhật, ký hiệu là  ¥. Tiền Yên có 2 loại tiền xu và tiền giấy: tiền xu là thường là những đồng tiền có mệnh giá nhỏ như: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 100 Yên, 500 Yên; còn tiền giấy có 4 mệnh giá lớn đó là: 1.000 Yên, 2.000 Yên, 5.000 Yên và 10.000 Yên. Để khám phá thêm ý nghĩa và những biểu tượng của đồng yên Nhật bạn có thể đến Bảo tàng tiền tệ, sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, văn phòng Osaka Mint Bureau.
Khi đổi tiền việt sang tiền yên, bạn cần mang theo một số giấy tờ chứng minh chuyến đi sang Nhật Bản của mình như: Vé máy bay, hợp đồng du lịch với công ty du lịch… Còn tại Nhật, bạn chỉ cần cầm mang theo hộ chiếu là có đổi được. Bạn có thể đổi tiền yên Nhật tại các ngân hàng nhà nước tại Hà Nội để chuẩn bị tốt cho một chuyến du lịch Nhật Bản thật tốt.

Lưu ý chung khi du lịch Nhật Bản

Khi đến thăm bất kỳ chỗ nào tại Nhật Bản, du khách nên lưu ý một số điều như sau:
1.      Thủ tục xuất nhập cảnh Nhật Bản
Khi muốn xuất cảnh sang Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị hộ chiếu trong nước và xin Visa sang Nhật Bản, nơi mà bạn muốn đến làm việc hoặc sinh hoạt. Thủ tục làm Visa, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây.
2.      Thủ tục xin Visa du lịch Nhật Bản
Bạn cần có lịch trình đi ngày nào, khách sạn và thời gian. Các giấy tờ chứng minh thu nhập, bạn ra ngân hàng làm giấy xác nhận tiền dư ngân hàng bằng tiếng anh, chỉ có những ngân hàng Sacombank, HSBC, ANZ có sẵn bằng tiếng anh, bạn có thể photo là được. Với tài khoản bằng tiếng Vật, ngoài việc xác nhận ngân hàng nên photo thêm lịch sử gứi tiền và dịch qua tiếng anh.
Đối với việc xin Visa ngắn hạn như đi thăm người thân, họ hàng từ 3 đời trở lại, bạn cần chuẩn bị:
(1)   Hộ chiếu
(2)  Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
     (4) Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng gồm: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Bản sao hộ khẩu
(5)  Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi bao gồm: Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
     (6) Giấy lý do mời
     (7) Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)
 Visa ngắn hạn đi thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch bao gồm các giất tờ từ (1) đến (3) kèm theo:
-         Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè bao gồm có: Ảnh chụp chung, Thư từ, email, Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế
-         Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi gồm có: giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
Đối với trường hợp làm Visa ngắn hạn phục vụ các mục đích thương mại ngắn hạn như tham dự hội nghị, thương mại, … bạn cần chuẩn bị giấy tờ từ (1) đến (3) kèm theo:
-         Giấy chứng nhận đang làm việc
-         Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi bao gồm: Quyết định cử đi công tác của cơ quan cấp, giấy yêu cầu đi công tác, văn bản tương đương,…
Khi xin Visa theo trường hợp này, bạn cần xuất trình thêm: Giấy lý do mời, hợp đồng giao dịch giữa hai bên, tư liệu hội nghị, tư liệu về hàng hóa giao dịch, lịch trình ở Nhật. 
Thủ tục xin Visa dài hạn như phục vụ du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật, Visa lao động hay ở quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, trước tiên bạn cần có giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Và cũng chuẩn bị những giấy tờ như trên kèm theo tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản):
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng...
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
+ Trường hợp vợ/chồng người Nhật: Bản sao hộ tịch sau khi đã nhập hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
+ Trường hợp vợ/ chồng người vĩnh trú ở Nhật lâu dài: Giấy chứng nhận đã nộp đăng ký kết hôn hoặc giấy khai sinh do chính phủ Việt Nam cấp
+ Trường hợp người định cư ở Nhật: Giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục, bạn có thể đến bất kỳ ngày nào trong tuần để đến lấy Visa từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ của đại sứ quán. Đối với Visa hiệu lực 1 lần với chi phí 650.000 VNĐ, còn nhiều lần là 1,300.000 VNĐ.
Thông tin đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở Nhật Bản
Trên khắp đất nước Nhật Bản đều có đại sứ quán của người Việt Nam, tiêu biểu tại thành phố:
           - Tổng lãnh sự quán tại Fukuoka
+ Địa chỉ:810-0801 福岡市博多区中洲5-3-8 アクア博多4 (Aqua Hakata Building, 4 Floor, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka/810-0801)
+ Điện thoại:   +81-9-2263-7668; +81-9-2263-7669; +81-80-3375-9789
+ Fax:              +81-9-2263-7676
+ Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)
       Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00)     
       Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
-         Đại sứ quán tại Tokyo
+ Địa chỉ tại 151-0062 東京都渋谷区元代々木町50-11 (50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo/151-0062)
+ Điện thoại: +81-3-3466-3313; +81-3-3466-3314; +81-3-3466-3311              
+ Fax:           +81-3-3466-3391; +81-3-3466-7652; +81-3-3466-3312
+ Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)      
      Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00)     
      Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Đường dây nóng trực 24/24 giờ: +81-80-3590-9136
- SDT phục vụ du khách từ Việt Nam đến với mục đích thực tập sinh, học sinh, sinh viên trực từ 9:00 đến 18:00 theo SDT +81-90-6187-6644
- SDT bảo hộ lưu học sinh, sinh viên người Việt Nam đến sống và học tập tại Nhật Bản trực từ 9:00 đến 18:00 theo SDT +81-80-4006-0234
         - Tổng lãnh sự quán tại Osaka
+ Địa chỉ: 590-0952 大阪府堺市堺区市之町東4-2-15 (4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka/590-0952)
+ Điện thoại: +81-7-2221-6666
+ Fax:          +81-7-2221-6667
+ Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ của Việt Nam và Nhật Bản)      
       Buổi sáng: từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00)      
       Buổi chiều: từ 14:00 đến 17:00
- Hành chính, chính trị, văn hóa và giáo dục: +81-7-2221-6666 / Nhánh 2
- Công tác lãnh sự: +81-7-2221-6666 / Nhánh 1
- Khuyến khích đầu tư: +81-7-2221-6666 / Nhánh 3
- Thương mại: +81-6-6261-7462
      - Lãnh sự quán Danh Dự tại Kushiro
+ Địa chỉ:085-0847 北海道釧路市大町1-1-10 大町ビル4 (Omachi Building, 4 Floor, 1-1-10 Omachi-cho, Kushiro-shi, Hokkaido/085-0847)
+ Điện thoại: +81-1-5444-1040
-         Lãnh sự quán tại Nayoga
+ Địa chỉ:479-8701 愛知県常滑市セントレア11,第1セントレアビル6 (              Centrair Building 1, 6 Floor, 1-1 Centrair, Tokoname-shi, Aichi/479-8701)
+ Điện thoại: +81-5-6938-7790 
Lưu ý chung: Các Lãnh sự quán danh dự tại Kushiro và Nagoya không xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục visa như Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán.


Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments